Cuối tuần, dân văn phòng Sài Gòn hóa thân nghệ nhân: làm gốm, chế nước hoa, nấu son môi

Ngày đăng: 17:24 PM, 23/04/2025 - Lượt xem: 13
Giữa lòng Sài Gòn náo nhiệt – nơi mà nhịp sống cuốn người ta vào những guồng quay bất tận của công việc, deadline, cuộc họp và những dòng tin nhắn không hồi kết – vẫn có một khoảng lặng nhẹ nhàng, nơi những người làm văn phòng tìm đến để “tháo gỡ” những áp lực trong tâm trí bằng đất sét, mùi hương

Họ, từ những chuyên viên marketing, giáo viên đến người làm kiến trúc, tài chính… cuối tuần rời văn phòng, không phải để đến trung tâm thương mại hay café quen thuộc, mà chọn xưởng gốm, lớp chế tạo nước hoa hay workshop son môi – nơi họ được làm việc bằng đôi tay, được tự do sáng tạo, và quan trọng hơn hết, được là chính mình.

 Làm thợ gốm – tìm lại nhịp thở chậm rãi của cuộc sống

Chị Nguyễn Thị Anh Thư (37 tuổi, Q.2, TP.HCM) đã gắn bó với một xưởng gốm nhỏ ở Q.Bình Thạnh hơn hai năm nay. Cứ mỗi dịp cuối tuần, chị gác lại laptop, bỏ qua điện thoại, và đến với những mẻ đất sét, bàn xoay, lò nung – nơi chỉ có tiếng máy rì rì và nhịp đập đều đặn của đam mê.

Trong căn phòng xưởng gốm nhỏ xíu, chỉ có vài người nhưng mỗi người đều đắm chìm vào thế giới của riêng mình: người nắn cốc, người khắc hoa văn, người tỉ mỉ tô men lên chiếc đĩa. Chị Thư, tay bê bết đất, áo dính lem nhem, vẫn say sưa cán đất làm cốc mà chẳng bận tâm điều gì ngoài hình dáng sản phẩm đang dần hiện ra dưới tay mình.

“Làm gốm như thiền vậy. 2-3 tiếng ở đây không điện thoại, không email, chỉ có mình và khối đất. Mỗi lần vật dụng được đưa ra khỏi lò nung, tim tôi lại hồi hộp như lần đầu cầm kết quả thi đại học vậy,” chị cười nói, rồi nhẹ nhàng lau lớp bụi men bám trên bình hoa chị vừa hoàn thành.

Niềm vui của chị Thư còn nhân đôi khi cậu con trai 9 tuổi – bé Nguyễn Nhật An – cũng hào hứng theo mẹ đến xưởng. Ban đầu chỉ là “người đi theo”, giờ An đã trở thành “anh thợ gốm nhí” với những chiếc đĩa nhỏ xinh, chậu cây tặng mẹ hay bạch tuộc men xanh lấp lánh dù gãy xúc tu vẫn khiến cậu hãnh diện. 

“Cháu từng nghiện game điện thoại, giờ lại có thể ngồi 3 tiếng làm gốm mà không chán. Làm gốm giúp cháu kiên nhẫn và tinh tế hơn rất nhiều”, chị Thư kể, ánh mắt đầy tự hào.

#

Không chỉ riêng xưởng của chị Thư, khắp TP.HCM hiện có hàng chục điểm dạy làm gốm, từ phong cách Bát Tràng, Biên Hòa đến gốm Nhật Bản, Hàn Quốc. Có những nơi do người nước ngoài lập nên, hướng đến cộng đồng quốc tế sống tại Việt Nam, như xưởng gốm Spin&Gogh (Q.7) của chị Anny Chen – người Đài Loan mê mẩn gốm Nhật.

“Ở đây, người trẻ Việt chia sẻ văn hóa với bạn bè nước ngoài. Làm gốm không chỉ là học nghề mà còn là trải nghiệm nghệ thuật và kết nối con người”, Anny chia sẻ.

 Chế nước hoa, nấu son môi – sáng tạo ra cá tính riêng bằng mùi hương và sắc màu

Không dừng lại ở gốm, ngày càng nhiều người trẻ Sài Gòn tìm đến các workshop làm nước hoa, mỹ phẩm, xà phòng, son môi… để tự tay tạo ra sản phẩm mang dấu ấn cá nhân. Giữa một thế giới mà mọi thứ đều có thể mua sẵn, thì việc “tự làm” lại trở thành một cách thể hiện cá tính, tinh tế và bền vững.

Tại lớp “Summer Perfume” ở Q.1, không khí workshop nước hoa mùa hè diễn ra đầy cảm hứng: ánh sáng nhẹ nhàng, bàn tròn với đầy ống thủy tinh, hương liệu, giấy thử mùi... Người hướng dẫn chia sẻ về các tầng hương, về vòng tròn hương thơm, về cách mùi hương gợi nhớ ký ức.

Người tham dự được yêu cầu vẽ một bức tranh mùa hè, rồi từ bảng màu ấy, “dịch” thành mùi: gam vàng ấm áp có thể là cam ngọt, vỏ bưởi; xanh dịu là trà xanh, lá bạc hà… Sau hơn hai giờ pha chế, mỗi người ra về với một chai nước hoa duy nhất – sản phẩm của trí tưởng tượng và cảm xúc cá nhân.

Trần Minh Ngọc Thủy (25 tuổi) xúc động kể: “Tôi dùng nước hoa nhiều nhưng chưa từng tìm được mùi nào ‘thuộc về mình’ thật sự. Giờ thì tôi đã có nó, từ tay mình.”

#

Còn anh Lê Tùng Bách – một người làm trong lĩnh vực cà phê – đến workshop với mong muốn khám phá mùi hương để hỗ trợ cho công việc. “Tôi nghĩ hương vị cà phê không chỉ nằm ở vị giác mà còn gắn với khứu giác rất nhiều. Những mùi hương tinh tế có thể kích thích cảm xúc.”

Người đứng sau các workshop ấy là Nguyễn Lê Quỳnh Như (25 tuổi) – chủ một tiệm nước hoa độc lập tại Sài Gòn. Xuất thân từ ngành công nghệ sinh học, Như tự nghiên cứu công thức điều chế nước hoa dựa trên tài liệu khoa học, và mong muốn xây dựng dòng nước hoa Việt chất lượng dành cho người Việt.

Ngoài nước hoa, các workshop làm son môi, xà phòng hữu cơ cũng được tổ chức định kỳ. Tăng Bội Quân – chủ một thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên – thường tổ chức lớp “DIY mỹ phẩm” vào cuối tuần, hướng dẫn người học làm son từ dầu thực vật, sáp ong và nguyên liệu nhập chuẩn quốc tế.

“Tôi từng bị dị ứng với mỹ phẩm công nghiệp nên phải tự mày mò công thức. Giờ tôi muốn chia sẻ lại điều đó với những người có cùng mối quan tâm như mình”, Quân chia sẻ.

 Mức phí phù hợp – trải nghiệm đáng giá

Chi phí cho các trải nghiệm thủ công này khá đa dạng và dễ tiếp cận. Workshop làm gốm ngắn hạn có giá từ 150.000 – 300.000 đồng/buổi, bao gồm nguyên vật liệu và hướng dẫn. Nếu học dài hạn, phí khoảng 1,5 – 2,5 triệu đồng/khóa từ 1 tuần đến 3 tháng.

#

Workshop nước hoa có giá khoảng 400.000 – 450.000 đồng/buổi, người tham gia được mang về chai nước hoa do chính tay mình pha chế. Còn các lớp làm son, xà phòng hữu cơ giá dao động khoảng 1 triệu đồng/buổi, nhưng đổi lại là trải nghiệm độc đáo, an toàn và đậm dấu ấn cá nhân.

Chuyên gia mách bạn cách bảo quản nước hoa chuẩn cho hương bền lâu

Chuyên gia mách bạn cách bảo quản nước hoa chuẩn cho hương bền lâu

17:30 PM, 19/01/2024
Chăm sóc nước hoa một cách đúng đắn là chìa khóa để giữ cho hương thơm luôn phát huy tốt nhất. Với tính nhạy cảm của mỹ phẩm này, chỉ cần một vài sai sót nhỏ trong quá trình bảo quản cũng có thể làm mất đi toàn bộ sức quyến rũ của nó. Dưới đây là những gợi ý từ các chuyên gia để bạn có thể kéo dài
Một chiếc chai nước hoa hơn 100 tuổi không chỉ là một sản phẩm, mà còn là một biểu tượng qua mọi thời đại. Phần 1

Một chiếc chai nước hoa hơn 100 tuổi không chỉ là một sản phẩm, mà còn là một biểu tượng qua mọi thời đại. Phần 1

10:18 AM, 08/03/2024
Những ai may mắn sở hữu một chiếc chai nước hoa hơn 100 tuổi này không chỉ là người chủ sở hữu của một sản phẩm độc đáo, mà còn là những người gìn giữ và thừa hưởng một phần của di sản văn hóa và nghệ thuật của xã hội. Chiếc chai này không chỉ là một sản phẩm, mà còn là một biểu tượng của sự...
Báo chí thế giới ca ngợi cả Việt Nam và Nhật Bản

Báo chí thế giới ca ngợi cả Việt Nam và Nhật Bản

10:35 AM, 18/01/2024
Việt Nam được ca ngợi về thái độ thi đấu, nhưng Nhật Bản cũng được đánh giá cao khi thể hiện vị thế của đội tuyển mạnh hàng đầu thế giới ở trận ra quân Asian Cup 2023.